Biến thể Delta Plus là gì ?
Biến thể mới nhất của đại dịch Covid-19 trên thế giới. Biến chủng này được xác định là B.1.617.2.1 hoặc AY.1 – viết tắt là Delta plus, một phiên bản của biến chủng Delta phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ hồi tháng 2.
Delta plus được báo cáo lần đầu tiên bởi Cơ quan y tế công cộng Anh ngày 11/6, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, biến thể này có thể đã xuất hiện tại Anh và lây lan từ ngày 26/4. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về biến thể Delta Plus là gì?
Reuters đưa tin, biến thể Delta Plus là chủng phụ của biến thể Delta (B.161.7.2), mang một đột biến trên các protein gai ký hiệu là K417N. Đột biến này cũng được tìm thấy trong biến thể Beta lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi.
Biến chủng Delta plus có khả năng lây nhiễm cao hơn Delta?
Theo cơ quan giải trình tự bộ gene COVID-19 của Ấn Độ, biến thể Delta plus có một số đặc điểm đáng lo ngại như tăng khả năng lây truyền, liên kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và giảm khả năng đáp ứng kháng thể đơn dòng trong liệu pháp điều trị COVID-19.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được liệu đột biến có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin hay không– nhưng Giáo sư về hô hấp tại Đại học Leicester Julian Tang cảnh báo rằng biến chủng này có thể lẩn trốn vắc xin.
Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận điều gì, các chuyên gia đều bày tỏ sự thận trọng. Chính phủ Ấn Độ cho biết loại biến chủng này đang được tiếp tục giám sát.
Tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ Balram Bhargava cho biết sau khoảng 7-10 ngày nữa Ấn Độ sẽ cho kết quả về việc liệu vắc-xin có hiệu quả trong việc chống lại biến chủng Delta plus hay không.
Nhóm các chuyên gia từ WHO cũng đang quan sát và theo dõi biến chủng Delta plus để xác định khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của nó.
Thành quả chống dịch đang bị đe dọa bởi biến chủng Delta và Delta plus
Số ca mắc COVID-19 mang biến chủng Delta plus đang gia tăng ngay tại Mỹ, nơi có số người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tương đối cao. Dự báo đây sẽ là chủng thống trị ở Mỹ trong thời gian tới. Các nhà khoa học ở Mỹ lo ngại rằng biến thể của virus gây bệnh COVID-19 sẽ đe dọa những người dân chưa được tiêm chủng, nhất là trong một nền kinh tế đang nhanh chóng mở cửa trở lại.
Tại châu Á, giới chức Ấn Độ trấn an người dân rằng, thời điểm hiện tại, mức độ lây nhiễm của biến thể Delta Plus vẫn chỉ dừng lại ở “quy mô địa phương”. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng ở Ấn Độ đang tăng lên nên khả năng bị tấn công bởi một đợt dịch nữa khó xảy ra.
Trong khi đó ở châu Âu, Vương quốc Anh đã báo cáo 41 trường hợp nhiễm Delta plus tính đến ngày 16/6. Văn phòng Chính phủ Anh cho biết, các cơ quan chức năng Anh đang tăng cường theo dõi, kiểm tra và cách ly triệt để ở các khu vực có người nhiễm Delta plus đã được báo cáo.
Theo Cơ quan y tế công cộng Anh, một vài trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 với biến chủng Delta plus là những người có tiếp xúc với những người đã đi hoặc quá cảnh ở Nepal và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, biến chủng Delta plus còn phát hiện được ở Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Nepal, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thành quả chống dịch trong hơn 1 năm rưỡi qua đang bị lung lay bởi các biến chủng Delta plus hoặc Delta. Các ca mắc biến chủng Delta chiếm 98% số ca mắc mới COVID-19 tại Anh, 96% tại Bồ Đào Nha, hơn 20% tại Italy và khoảng 16% tại Bỉ. Biến chủng mới Delta có thể cản trở những nỗ lực mà châu Âu đã đạt được trong vòng 2 tháng qua trong việc giảm các ca mắc và tử vong do COVID-19 xuống mức thấp nhất kể từ mùa thu năm 2020. Biến thể Delta đang lan rộng tại châu Âu, khiến các quan chức y tế châu Âu cảnh báo cần phải hành động để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
Như vậy, cả Delta hay Delta plus đều là những “kẻ thù giấu mặt”, có thể khiến đại dịch quay trở lại trong thời gian tới nếu các quốc gia không tăng tốc chương trình tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19.
Báo cáo về các ca mắc biến thể Delta Plus trên thế giới cho đến nay là rất ít, chỉ được ghi nhận tại một số quốc gia như Anh, Bồ Đào Nha và Ấn Độ.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) trong cuộc họp báo ngày 3.8 cho biết: “Ca mắc đầu tiên ở Hàn Quốc được xác định là một người đàn ông khoảng 40 tuổi gần đây không đi du lịch”.
Nguồn lây truyền đang được điều tra.
Theo thông tin từ quan chức KDCA Park Young-joon, kết quả xét nghiệm khoảng 280 người tiếp xúc với người đàn ông này cho thấy chỉ có con trai ông ta dương tính. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ người con trai này có nhiễm biến thể Delta Plus giống bố mình hay không.
Ca mắc biến thể Delta Plus thứ hai được tìm thấy ở một du khách trở về từ Mỹ. Người này đã được tiêm cả hai mũi vaccine COVID-19 của AstraZeneca trước chuyến đi, theo KDCA.
Các cơ quan y tế cho biết một số loại vaccine COVID-19 có tác dụng chống lại biến thể Delta, tuy nhiên, có những lo ngại rằng vaccine không mấy hiệu quả đối với các chủng biến thể mới.
Dữ liệu của KDCA chỉ ra, phân tích di truyền 3.014 ca nhiễm vào tuần trước cho thấy 64% là biến thể Delta, một dấu hiệu rõ ràng rằng biến thể này đã trở thành chủng virus chiếm ưu thế ở Hàn Quốc.
Một số nhà khoa học cho rằng biến thể Delta Plus thậm chí còn có thể truyền nhanh hơn nhiều. Các nghiên cứu đang được tiến hành ở Ấn Độ và trên toàn cầu để kiểm tra hiệu quả của vaccine COVID-19 trong phòng ngừa biến thể này.
Hàn Quốc đã báo cáo 1.202 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 2.8, nâng tổng số ca lên 202.203 ca và 2.104 ca tử vong.
Quốc gia này hôm 3.8 cho biết đã tiêm chủng được ít nhất 1 liều vaccine COVID-19 cho 20 triệu người, tương đương 39% dân số, trong khi 14,1% đã được tiêm đầy đủ cả 2 liều.
Hàn Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 36 triệu người vào tháng 9.2021.
Nếu bạn đọc được Tiếng anh có thể tìm hiểu thêm thông tin về biến thể Delta Plus:
US CDC classifies Delta variant as ‘variant of concern’
The CDC said the Delta variant shows increased transmissibility, potential reduction in neutralisation by some monoclonal antibody treatments under emergency authorisation and potential reduction in neutralization from sera after vaccination in lab tests.The new Delta plus variant has been formed due to a mutation in the Delta or B.1.617.2 variant, first identified in India and one of the drivers of the deadly second wave (File photo)
The US Centers for Disease Control and Prevention has classified the Delta, a highly transmissible COVID-19 variant first identified in India, as a “variant of concern.”“The B.1.1.7 (Alpha), B.1.351 (Beta), P.1 (Gamma), B.1.427 (Epsilon), B.1.429 (Epsilon), and B.1.617.2 (Delta) variants circulating in the United States are classified as variants of concern. To date, no variants of high consequence have been identified in the United States,” the CDC said in a statement on Tuesday.
The CDC said the Delta variant shows increased transmissibility, potential reduction in neutralisation by some monoclonal antibody treatments under emergency authorisation and potential reduction in neutralization from sera after vaccination in lab tests.
The variant of concern designation is given to strains of the virus that scientists believe are more transmissible or can cause more severe disease. Vaccines, treatments and tests that detect the virus may also be less effective against a variant of concern.
Also Read |AstraZeneca vaccine vs Delta variant of Covid-19: Two doses found crucial
Previously, the CDC had considered the Delta variant to be a variant of interest. The World Health Organization classified the Delta variant as a variant of concern on May 10. The CDC estimates it accounted for 9.9 per cent of cases in the US as of June 5. By June 13, it accounted for 10.3 per cent of cases, according to the website outbreak.info, which tracks variants. The Delta variant could be the dominant strain in the US within a month, the CNN report warned.US President Joe Biden and his Chief Advisor Dr Anthony Fauci last week have warned that the Delta variant of the novel coronavirus is highly infectious, which is now the dominant strain in the United Kingdom, spreading rapidly among young people between 12 and 20 years old.
COVID-19 cases have been declining over the past few months in the United States, but there’s concern that could change as the pace of vaccinations slows and the Delta variant spreads. The US, the worst hit country by COVID-19 pandemic, has so far reported 33,498,155 confirmed cases and 600,649 deaths.